NGUYÊN TẮC BẢO QUẢN THỰC PHẨM ĐÚNG CÁCH TRONG TỦ LẠNH

Việc tuân thủ các nguyên tắc trong bảo quản thực phẩm là một việc làm cần thiết vì nó giúp cho thực phẩm được đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe người sử dụng cũng như làm tăng tuổi thọ cho tủ lạnh. Tuy nhiên, việc nhận thức về cách bảo quản thực phẩm như thế nào mới đúng cách thì có lẽ còn nhiều người chưa từng biết đến. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cung cấp cho mình những kiến thức về bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh.
1. Cách bảo quản thực phẩm tươi sống
Bảo quản các thực phẩm tươi sống như: thịt, cá, tôm…sẽ bắt gặp ở nhiều gia đình thường xuyên tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh. Để bảo quản những thực phẩm tươi sống này bạn cần chú ý:
- Thời gian bảo quản thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh:
+ Với ngăn đá (-18 độ C): Nên dự trữ thực phẩm dưới 3 tháng và không quá 12 tháng
+ Ngăn mát ( 2-4 độ C): Bảo quản thực phẩm được từ 3-5 ngày
- Các bước bảo quản:
+ Rửa sạch các loại thịt, tôm, cá sau đó để ráo nước
+ Chia thành các phần vừa đủ ăn từng bữa rồi bọc lại vào túi zip hoặc hộp đựng có nắp.
+ Cuối cùng, đem thực phẩm vào tủ lạnh cất trữ

2. Cách bảo quản rau, củ
- Rau, củ cũng là những thực phẩm hay được cất trữ trong tủ lạnh, đặc biệt với những gia đình bận rộn, không có nhiều thời gian đi chợ mua sắm
- Để bảo quản rau, củ trong tủ lạnh bạn cần
+ Loại bỏ những phần rau, củ bị hỏng, dập nát
+ Cho rau, củ vào túi nilon ( túi đã đục lỗ)
+ Đặt vào tủ lạnh bảo quản ở nhiệt độ từ 3 – 5 độ C
- Lưu ý
+ Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh.
+ Không cắt nhỏ rau củ.
+ Không để lẫn rau củ với trái cây


3. Cách bảo quản các loại trái cây
- Trái cây thường được cất trong tủ lạnh để làm mát, khi ăn sẽ cảm giác ngon miệng hơn. Do đó, nhiều gia đình đã bảo quản hoa quả trong tủ lạnh.
- Nhiệt độ thích hợp để bảo quản trái cây là từ 3 – 5 độ C
- Cách bảo quản
+ Khi bảo quản trái cây trong tủ lạnh bạn nên chọn những quả chín vừa phải, tươi ngon để giữ được lâu hơn
+ Nhặt sạch cuống, gọt bỏ những phần hư hỏng
+ Bọc trái cây vào túi lưới hoặc túi nilon có lỗ, như vậy quả sẽ không bị hấp hơi
- Lưu ý khi bảo quản trái cây trong tủ lạnh
+ Không nên rửa trái cây trước khi cho vào tủ lạnh
+ Không để trái cây cùng với các loại rau, củ
4. Cách bảo quản thức ăn thừa
- Trong cuộc sống hằng ngày, không tránh khỏi những bữa cơm còn thừa thức ăn. Để không gây lãng phí, các gia đình thường tận dụng tủ lạnh để bảo quản những thức ăn còn thừa đó
- Cách bảo quản
+ Phân chia các đồ ăn thừa, không nên để chúng lẫn vào nhau
+ Đun lại các đồ ăn trước khi cho vào tủ và đợi đến khi thức ăn nguội dần
+ Thức ăn đem đựng vào hộp có nắp đậy kín hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc thức ăn
+ Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 3 – 5 độ C
- Lưu ý khi bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh
+ Đặt hộp thức ăn tránh xa vị trí để các thực phẩm sống
+ Thức ăn thừa chỉ nên ăn trong ngày hoặc nhiều nhất là 12 tiếng, không nên để quá lâu trong tủ lạnh

5. Cách bảo quản sữa tươi
- Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra. Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc hay bát, bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng bát hay cốc bằng màng bọc nilon rồi đem chúng bảo quản trong tủ lạnh
Với những chia sẻ ở trên, bạn đã có thể trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình và tiết kiệm được chi phí sinh hoạt. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA VIÊM HỌNG CỰC KỲ HIỆU QUẢ

TIẾT LỘ CÁC BÀI THUỐC NAM CHỮA ĐAU LƯNG HIỆU QUẢ

CÁC BÀI THUỐC CHỮA THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ TỪ LÁ LỐT